Phát triển hạ tầng giao thông nội tỉnh, kết nối vùng và tháo gỡ các nút thắt thu hút đầu tư là điều mà Bình Phước đang thực hiện hiện nay. Song song với đó, các dự án kết nối hạ tầng tại Bình Phước cũng đang thu hút được một lượng lớn nhà đầu tư quan tâm.
Việc một số dự án kết nối hạ tầng tại Bình Phước hoạt động là một trong những nguyên nhân giúp tạo động lực cho sự phát triển về kinh tế, xã hội, đồng thời cũng giúp rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh.
Các dự án kết nối hạ tầng giao thông giúp Bình Phước rút ngắn được khoảng cách giữa các tỉnh
Bứt phá hạ tầng giao thông
Khoảng năm 1997, Bình Phước được tách thành tỉnh từ tỉnh sông Bé. Bình Phước cũng được đánh giá là một vùng khó khăn, hạ tầng hầu như chưa có, đây cũng là địa bàn có đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Theo một số thống kê, lúc này chỉ có khoảng 103 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 120km, trong đó có 84% đường cấp phối sỏi đỏ và đường đất.
Cũng theo ban lãnh đạo của tỉnh, từ những ngày đầu tái lập, giao thông của tỉnh gặp vô vàn những khó khăn, nhất là một số tuyến đường từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã và đặc biệt là một số khu vực vùng sâu, vùng xa.
Sau khi nhận thức được việc phát triển giao thông sẽ là động lực phát triển cho các vấn đề về kinh tế – xã hội, đảng ủy tỉnh đã xây dựng nhiều nghị quyết nhằm ưu tiên nguồn lực cho lĩnh vực này.
Nhờ đó, cho đến nay, bộ mặt hạ tầng giao thông của tỉnh đã có sự phát triển vượt trội, có được sự kết nối đồng bộ với hạ tầng giao thông hiện đại, được xây dựng bài bản. Toàn tỉnh hiện có khoảng 2.885 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 9.102km. Trong đó có một số tuyến giao thông huyết mạch đi qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài lên đến 228,9km. Hệ thống đường tỉnh cũng được xây dựng một cách đồng bộ, đường huyện và các tuyến huyết mạch tới các xã, thị trấn được nhựa hóa ở mức 100%.
Đến 2020, tàn tỉnh xây dựng được 6900km đường giao thông và tòa tỉnh đã xây dựng được khoảng hơn 2000km, tạo được nhiều chuyển biến tích cực cho đời sống người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn.
Ưu tiên sự kết nối giữa các vùng
Trong số các tỉnh lân cận liền kề thì đến nay, chỉ duy nhất Bình Phước là chưa có tuyến đường liên thông với tỉnh Đồng Nai, đây cũng là một trong số những nút thắt liên kết của vùng, nhất là trong thời điểm hiện nay.
Mặt khác, Đồng Nai cũng là tỉnh phát triển tốt về công nghiệp, là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay một số doanh nghiệp ở Đồng Nai đã mở rộng sản xuất và đặt nhà máy gia công tại Bình Phước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà vì khoảng cách về địa lý khiến cho chi phí vận chuyển tăng cao.
Bí thư tỉnh ủy cũng cho biết, ban thường vụ tỉnh đã thống nhất và kết luận về việc phát triển hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối vùng, trong đó sẽ ưu tiên các dự án quan trọng nhằm tạo sự đột phá và mang đến tác động lan tỏa lớn.
Trước mắt sẽ là một số dự án trọng điểm như đường cao tốc Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đường cao tốc bắc nam phía tây đoạn Đắk Nông – Chơn Thành, tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương kết nối với tuyến đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng đến đường vành đai 4, quốc lộ 13 kết nối Chơn Thành và cửa khẩu quốc tế Hoa Lư…
Tập trung phát triển một số dự án trọng điểm
Sau khi các dự án được hoàn thành, Bình Phước sẽ linh hoạt hơn trong việc kết nối vùng, liên vùng. Đây là một trong những bước ngoặc giúp tỉnh phát triển mạnh hơn về kinh tế – xã hội, đồng thời cũng tăng cường tiềm lực về quốc phòng – an ninh.
Bên cạnh đó, tỉnh còn thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh một số hình thức hợp tác công ty, trong đó sẽ lấy vốn nhà nước làm vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác, cả trong và ngoài nước.