Tỉnh Bình Dương đang tập trung các nguồn lực vào phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa và xây dựng thành phố thông minh.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, việc phát triển hạ tầng giao thông thời gian tới được chia làm 3 giai đoạn.
Trong giai đoạn 2021-2025, tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng, từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên các tuyến giao thông huyết mạch, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nhất là các tuyến đường kết nối Vùng. Đồng thời, tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông đô thị gắn với chỉnh trang đô thị. Trong giai đoạn này tập trung nâng cấp mở rộng các đường huyết mạch, khắc phục tình trạng kẹt xe, kết hợp phát triển giao thông với chỉnh trang đô thị.
Trong giai đoạn 2025-2030, sẽ hoàn thành cơ bản việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh, từng bước xây dựng các cầu vượt, giao lộ khác mức để nâng cao năng lực thông hành trên các tuyến đường huyết mạch. Giai đoạn này cũng sẽ tập trung phát triển giao thông thông minh. Đầu tư hoàn thành thí điểm hệ thống giám sát điều hành giao thông, hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương.
Giai đoạn sau năm 2030 và định hướng đến năm 2045, tập trung đầu tư hoàn thiện đảm bảo phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Trong đó tập trung đầu tư hệ thống đường trên cao, các nút giao khác mức liên thông trên các tuyến đường huyết mạch của tỉnh. Đa dạng hóa các phương thức, các loại hình giao thông trên địa bàn tỉnh.
Cập nhật thi công tuyến đường Tạo Lực Bàu Bàng – Phú Giáo – Tân Uyên T12.2022 – Địa ốc Nam Long
Đất trong KCN Bàu Bàng, mặt tiền đường Tạo Lực Bàu Bàng – Phú Giáo – Tân Uyên chỉ 12tr/m2
Thủ tướng đánh giá các dự án trên là các tuyến đường trọng điểm không chỉ của Bình Dương mà còn kết nối liên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mở ra không gian phát triển mới cho toàn khu vực. Do vậy tỉnh Bình Dương cần khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư đúng quy định trong thời gian sớm nhất.
Bình Dương có 3 dự án lớn thuộc thẩm quyền của Trung ương đi qua Bình Dương cũng sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2025, các dự án gồm: đường Vành đai 3, Vành đai 4 và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Hiện tỉnh Bình Dương đang phối hợp với các tỉnh, thành phố liên quan thực hiện các thủ tục pháp lý về đầu tư và chuẩn bị mặt bằng cho dự án.
UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đã bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn từ nay đến 2025 là 4.266 tỉ đồng cho 2 dự án thành phần. Trong đó dự án Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương là 1.266 tỉ đồng và dự án bồi thường tái định cư Vành đai 3 là 3.000 tỉ đồng.
Hạ tầng giao thông Bình Phước đi trước sẽ mở lối tạo đà thúc đẩy bất động sản 2023
Trên toàn địa bàn tỉnh có 3 tuyến quốc lộ gồm Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 và Quốc lộ 14C với tổng chiều dài hơn 239 km. UBND tỉnh Bình Phước nhận định, đây đều là những tuyến đường huyết mạch đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Bình Phước với các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và kết nối quốc tế qua Campuchia. Đối với các tuyến tỉnh lộ, trên địa bàn hiện có 15 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 544 km.
Theo UBND tỉnh Bình Phước, hiện địa phương đang triển khai nâng cấp mở rộng nhiều tuyến giao thông kết nối liên vùng như: Quốc lộ 13 đoạn từ ngã ba Lộc Tấn đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; nâng cấp, mở rộng ĐT.741 đoạn Bầu Trư – Phước Long; xây dựng đường giao thông phía Tây Quốc lộ 13, kết nối thị xã Chơn Thành – cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; nâng cấp, mở rộng ĐT.756, ĐT.751; xây dựng đường Đồng Phú– Bình Dương…
Điển hình như tuyến đường trục chính tạo lực đang được triển xây dựng đi từ trung tâm hành chính Tân Khai đi Phước An – Tân Quan, đây là tuyến đường tạo lực tương lai để kết nối Tân Khai – Tân Quan với trung tâm hành chính Đồng Xoài theo thông báo khởi công Số 453/TB-BQLDA của UBND huyện Hớn Quản, thuộc xã Tân Quan, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
Cập nhật thi công tuyến đường Tân Khai – Tân Quan – Đồng Xoài Bình Phước T12.2022 – Địa ốc Nam Long
Đất trong KCN Tân Quan, mặt tiền đường Tạo Lực Tân Khai – Tân Quan – Đồng Xoài chỉ 2,1tr/m2
Đây cũng là tuyến đường huyết mạch của khu vực, ngoài việc kết nối nội tỉnh dự kiến trong tương lai cũng là đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy hạ tầng và kết nối giao thương vùng quan trọng của tỉnh Bình Phước với các tỉnh Tây Ninh – TPHCM – Bình Dương – Đồng Nai. Đây là dự án giao thông trọng điểm mang tính kết nối liên vùng. Đồng thời là bước khởi đầu cho trung tâm Tân Khai – Tân Quan bứt phá trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo đà để sớm trở thành một khu vực công nghiệp trong khu vực tam giác phát triển của tỉnh Bình Phước.
Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm “đi trước một bước” là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, vừa nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần thu hút, kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.