loader image
anh header

Chính thức Trình Quốc hội phê duyệt dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành, thông xe 2026 với 25.540 tỷ đồng

Theo tờ trình của Chính phủ, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) dài 128,8 km, sơ bộ tổng mức đầu tư 25.540 tỉ đồng.

Đọc thêm: Cơ hội cho Bất động sản Chơn Thành, ĐẤT NỀN TX. CHƠN THÀNH LIỀN KỀ ỦY BAN, CHỢ, TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRẠM Y TẾ chỉ với 200 triệu sỡ hữu ngay 250m2 (100m2 thổ cư) Ngân hàng cho vay 50%, sổ hồng sẵn, công chứng ngay,  Click vào đây

Sáng nay, Sáng 22.5, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã trình dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành cho Quốc Hội với kế hoạch hoàn thành vào năm 2026, tổng mức đầu tư dự kiến là 25.540 tỷ đồng. Theo tờ trình của Chính phủ, dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) dài 128,8 km và có tổng mức đầu tư sơ bộ là 25.540 tỷ đồng.

Dự án này có chiều dài 128,8 km, với 27,8 km đi qua tỉnh Đắk Nông và 101 km qua tỉnh Bình Phước (bao gồm 2 km kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa).

Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành sẽ có 6 làn xe, giai đoạn 1 sẽ đầu tư phân kỳ 4 làn xe hoàn chỉnh và giải phóng mặt bằng cho 6 làn xe. Tốc độ thiết kế là 100 – 120 km/giờ.

Tổng mức đầu tư sơ bộ là 25.540 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 12.770 tỷ đồng, bao gồm 10.536,5 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và 2.233,5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Phần còn lại sẽ do nhà đầu tư đóng góp.

Dự án dự kiến sẽ cần khoảng 1.111 ha đất. Quá trình chuẩn bị sẽ diễn ra trong năm 2023 và 2024, với kế hoạch thi công bắt đầu từ năm 2025 và hoàn thành vào năm 2026.

Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai dự án, bao gồm việc cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chỉ định thầu cho các gói thầu tư vấn, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng dự án này là cần thiết để cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Dự án sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương và tăng cường liên kết vùng, tạo điều kiện thuận lợi kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải, đồng thời phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh cho vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về phạm vi đầu tư và hướng tuyến. Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đoạn Gia Nghĩa – Chơn Thành dài 140 km, nhưng Chính phủ trình là 128,8 km. Ủy ban đề nghị làm rõ lý do thay đổi này.

Ủy ban cũng đề nghị xem xét mở rộng đầu tư đoạn kết nối 2 km theo quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn để đảm bảo kết nối đồng bộ, phát huy hiệu quả đầu tư của tuyến cao tốc TP.HCM – Chơn Thành đang được triển khai.

Về phương thức đầu tư, Chính phủ kiến nghị theo mô hình đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư và tài trợ tín dụng cho các dự án PPP gặp nhiều khó khăn, do đó cần bổ sung cơ sở để đảm bảo tính khả thi, tránh phải chuyển đổi sang hình thức đầu tư công.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cũng đề cập đến hai dự án BOT liên quan là BOT Cầu 38 – thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và dự án nâng cấp mở rộng QL14 đoạn Km817 – Km887, tỉnh Đắk Nông. Việc đầu tư cao tốc sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và phương án tài chính của các dự án BOT này, do đó cần có giải pháp cụ thể để xử lý.

Ủy ban Kinh tế cũng đề xuất làm rõ sự phù hợp của lãi suất vốn vay (10,7%) với phương án tài chính, tránh vượt quá khả năng chi trả của người tham gia giao thông, làm giảm lưu lượng xe và ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Facebook
Gọi 0964.28.28.28