Theo các chuyên gia phân tích, trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện và bớt căng thẳng hơn trước, cuộc đua lãi suất đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Một thông tin đáng chú ý được TS Phạm Thị Thanh Xuân, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng – Đại học Quốc gia TP HCM nêu ra tại tọa đàm “Triển vọng kinh tế 2023 – Thúc đẩy tăng trưởng từ nội lực” do Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) vừa tổ chức, là cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng đã đến lúc dừng lại.
Theo đó, thay nhóm nghiên cứu báo cáo kinh tế vĩ mô TP.HCM quý 4/2022 trình bày báo cáo, TS Xuân cho rằng, cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay không làm quy mô vốn huy động tăng đột biến và dòng vốn cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các định chế tài chính.
Đơn cử, Tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), trong biểu lãi suất mới nhất, người gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất cao nhất là 9,2%/năm khi gửi dài hạn 36 tháng. Lãi suất kỳ hạn từ 6-11 tháng khi khách gửi tại quầy là 8,3%/năm và khách gửi tiết kiệm trực tuyến lãi suất cao hơn là 8,8%/năm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) cũng đưa các mức lãi suất huy động về dưới 9,5%/năm. Cụ thể, mức lãi suất 9,5%/năm chỉ dành cho kỳ hạn 13 tháng; còn kỳ hạn từ 6 tháng tới 12 tháng dao động từ 9,2 – 9,4%/năm, thay vì 10,5%/năm như biểu lãi suất gần nhất.
Phân tích cho lập luận này, TS Phạm Thị Thanh Xuân nói rằng tại Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV/2022 do UEL công bố cho thấy tăng trưởng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP HCM duy trì ở mức tăng 8% – mức ổn định như nhiều năm trước. Như vậy, quy mô vốn huy động không tăng đột biến phản ánh sức hút tiền nhàn rỗi từ dân cư không cao bất chấp các ngân hàng đã triển khai một cuộc “chạy đua” tăng lãi suất thời gian qua. Điều này cũng cho thấy dòng vốn huy động cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các tổ chức tín dụng.
Theo đó, thay nhóm nghiên cứu báo cáo kinh tế vĩ mô TP.HCM quý 4/2022 trình bày báo cáo, TS Xuân cho rằng, cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay không làm quy mô vốn huy động tăng đột biến và dòng vốn cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các định chế tài chính.
Như vậy, quy mô vốn huy động không tăng đột biến phản ánh sức hút tiền nhàn rỗi từ dân cư không cao bất chấp các ngân hàng đã triển khai một cuộc “chạy đua” tăng lãi suất thời gian qua. Điều này cũng cho thấy dòng vốn huy động cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các tổ chức tín dụng.
Ngược lại, càng siết room tín dụng, cuộc đua lãi suất sẽ còn tiếp tục và tạo hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế. Quy mô vốn huy động không tăng đột biến. Dòng vốn cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các định chế tài chính.
“Cuộc đua lãi suất đầu vào đã đến lúc dừng lại và cần sự can thiệp về mặt hành chính của cơ quan quản lý là cũng cần thiết để tránh tác động tiêu cực tới kinh tế TP HCM nói riêng và cả nước. Bởi hệ lụy của việc dòng tiền nhàn rỗi “chạy vòng quanh” giữa các ngân hàng là chi phí vốn tăng lên, tác động tới lạm phát và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn” – TS Xuân nói.