Tiện lợi trước mắt hay thành tựu lâu dài, đó là bài toán mà người thành công cần phải vượt qua.
Câu chuyện 3 miếng dưa hấu và phân chia lợi ích
Một người thanh niên trẻ tuổi thực sự ôm hy vọng làm giàu thành công, nhiều lần va chạm và thất bại mà không đạt được thành tựu gì, anh ta đã đến nhà một người thành công trong làng để xin lời khuyên.
Sau khi lắng nghe câu chuyện của cậu thanh niên, người đàn ông nhà giàu mang ra một quả dưa hấu lớn từ nhà bếp và cắt dưa hấu thành ba miếng với kích cỡ khác nhau.
Người đàn ông giàu có hỏi: “Nếu mỗi miếng dưa hấu tượng trưng cho một lợi ích nhất định, bạn sẽ chọn như thế nào?” Nói xong, ông đặt quả dưa hấu tới trước mặt cậu thanh niên.
“Tất nhiên là chọn miếng to nhất rồi!” Người thanh niên trả lời không chút do dự.
Người đàn ông giàu có cười nói: “Vậy thì dùng đi.”
Thế là, người đàn ông giàu có đưa cho anh thanh niên miếng dưa hấu lớn nhất, còn ông ta lại ăn miếng nhỏ nhất.
Trong khi người thanh niên vẫn đang thưởng thức miếng lớn nhất thì người đàn ông giàu có đã ăn xong miếng nhỏ nhất. Sau đó ông ta cầm nốt miếng còn lại và bắt đầu ăn tiếp.
(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)
Trên thực tế, tổng của miếng nhỏ nhất và miếng cỡ vừa lớn hơn nhiều so với miếng lớn nhất. Đến lúc này, chàng trai trẻ mới hiểu ý của người đàn ông.
Sau ví dụ đơn giản này, người đàn ông giàu có đã tổng kết ra một bài học quan trọng: “Chỉ bằng cách từ bỏ những lợi ích nhỏ trước mắt, bạn mới có thể nhận được lợi ích lớn lâu dài. Đây là con đường thực sự để thành công. Thay đổi bắt đầu từ suy nghĩ của chính bạn vì miếng lợi lâu dài mới là miếng lợi ngon nhất!”
Josh Kaufman viết trong cuốn sách The personal MBA của mình rằng, “Việc thay đổi một số khía cạnh của một hệ thống phức tạp luôn dẫn tới những hệ quả cấp hai, một số có thể xung đột với mục đích của sự thay đổi ban đầu.”
Cho nên, người thành công không chỉ tập trung vào kết quả trước mắt, mà họ còn quyết định dựa trên suy xét cả những hệ quả cấp hai và cấp ba có thể dẫn tới từ lựa chọn ban đầu. Vì họ hiểu rằng, cải thiện cuộc sống và phát triển sự nghiệp là một hành trình chứ không đơn thuần chỉ là sự kiện hay đích đến.
Câu chuyện hòa thượng xách nước và cái nhìn lâu dài
Trên ngọn núi nọ có hai ngôi chùa nằm cách nhau không xa, ở đây có hai vị tiểu hòa thượng trẻ cùng tu hành là Nhất Hưu và Nhị Hưu, chuyên chịu trách nhiệm xách nước từ con suối nhỏ cách đấy một quãng đường gần một tiếng đồng hồ đi lại. Vì ngày nào cũng phải xách nước qua lại nhiều lần từ sáng tới tối, hai vị tiểu hòa thượng nhanh chóng quen thân với nhau.
Cứ như vậy, thời gian trôi qua, 5 năm sau, một trong số hai hòa thượng đã không còn ra suối xách nước nữa. Người còn lại thấy lạ, anh ta thầm nghĩ: “Chẳng lẽ hôm nay cậu ấy ngủ quên nên không đi lấy nước? Không được, vậy sẽ bị trụ trì mắng, mình phải tới gọi mới được.”
Thế là Nhất Hưu mới tới tận chùa mà bạn mình tu hành để tìm kiếm. Nhưng không ngờ, vừa bước vào trong, anh ta thấy Nhị Hưu không hề ngủ quên mà tập trung luyện võ cùng tất cả đồng môn sư huynh đệ.
Nhất Hưu bèn hỏi: “Sao hôm nay không thấy anh hay ai ở chùa của anh đi gánh nước vậy? Tôi còn tưởng anh ngủ quên cơ?”
Thế mà đối phương trả lời: “Từ giờ chúng tôi không còn phải gánh nước nữa rồi.”
Nghe vậy, vị hòa thượng Nhất Hưu ngỡ ngàng: “Vậy chùa lấy đâu ra nước mà dùng?”
Hóa ra, trong suốt 5 năm vừa qua, ngoài việc xách nước hàng ngày, Nhị Hưu còn lên kế hoạch đào giếng trong hậu viện sau chùa. Chiều nào sau khi đổ đầy nước vào các chum, cậu cũng tới đào một chút. Ngày qua ngày, khi giếng được đào sâu, nước tự chảy về cuồn cuộn, cả chùa có thể dùng nước thoải mái.
Nhờ có vậy, từ nay Nhị Hưu đã không còn phải đi gánh nước nữa. Sư trụ trì đã cho phép cậu được tham gia luyện võ, đọc sách và tu hành cùng các sư huynh khác.
Trong cuộc sống cũng vậy, người thông minh luôn biết nhìn vào những mục tiêu dài hạn, những lợi ích lâu dài. Vừa gánh nước vừa đào giếng nhất định sẽ mệt mỏi, vất vả gấp đôi. Nhưng bù lại, vị hòa thượng thông minh đã đạt được thành quả mình mong muốn, sau đó thu hoạch được toàn bộ thời gian nhàn rỗi để phục vụ cho nhu cầu cần thiết hơn.
Ở giai đoạn trước, Nhất Hưu rõ ràng là người nhàn hạ hơn, tuy nhiên, ở giai đoạn sau, Nhị Hưu mới là người được hưởng lợi ích lâu dài nhất. Có thể thấy rằng, nếu một người có tầm nhìn lâu dài, có trí tuệ sáng suốt người ta sẽ có cái nhìn xa hơn, sẵn sàng trả giá nhiều hơn để hưởng lợi tương ứng.
Quả thật, muốn có nền tảng lâu dài thì phải có tư duy dài hạn. Thành công của một cá nhân hay một tập thể đều phải được xây dựng dựa trên tiền đề này. Muốn làm được điều đó, chúng ta nhất định phải học cách vận dụng tư duy vô hạn tư duy, theo đuổi mục tiêu sự nghiệp, thành lập đội nhóm tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng khi đáng giá đối thủ có giá trị và biết linh hoạt trong các tình huống.
Người xưa thường nói: “Trong miếng mồi ngon tất có con cá chết”.
Lợi ích trước mắt chính là thứ cám dỗ nguy hiểm, nó có thể khiến con người ta lầm đường lạc lối, thậm chí đánh mất cả tương lai. Cho nên, đừng vì những thứ tiện lợi mà bỏ qua điều lâu dài, càng không thể vì nhỏ mất lớn.
Cuộc sống là một trò chơi vô hạn mà người ta càng tiến lên một bước thì quãng đường phía trước lại càng rộng thêm một phần. Không có một điểm kết thúc nhất định dành cho chiến thắng. Sự tiến bộ không chỉ nhằm mục đích kiếm tiền, vì giống như Henry Ford đã nói: “Một doanh nghiệp chỉ kiếm tiền là một doanh nghiệp tồi.”
Mục tiêu dài hạn được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển của con người, để cải thiện tư duy và năng lực, khuyến khích đam mê và khát vọng. Đó là động lực để chúng ta rời giường mỗi sáng, làm việc mỗi ngày, tìm mọi cách vượt qua đối thủ, đối mặt với khó khăn và kiên trì khi muốn bỏ cuộc.