Năm 2020, bất động sản Bình Dương trở thành hiện tượng của cả Việt Nam với nguồn cung hàng đầu cả nước. Giới chuyên gia địa ốc đánh giá thị trường hội tụ đủ 5 yếu tố để phát triển vững chắc.
Thứ nhất: Trong tháng 10, Quốc hội đã ra nghị quyết tán thành thành lập “thành phố Thủ Đức” trên cơ sở sát nhập 3 quận: Thủ Đức, quận 2, quận 9. “Thành phố Thủ Đức” được hình thành sẽ biến Thuận An và Dĩ An của Bình Dương trở thành những thành phố vệ tinh, tạo đòn bẩy khổng lồ thu hút nguồn vốn đổ vào hạ tầng đầu tư, tạo nền tảng vững chắc cho thị trường bất động sản.
Thứ nhì: Năm 2020, Bình Dương trở thành điểm đến số một thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển về Việt Nam. Tính lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước (sau TP.HCM, Hà Nội) về thu hút vốn FDI với 3.855 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 34,9 tỉ đô la Mỹ, chiếm 9,2% tổng vốn FDI cả nước, theo Sở Công thương Bình Dương.
Thứ ba: Để nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI, Bình Dương sẽ chi gần 10.000 tỉ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng trong năm 2020 – 2021.
Cụ thể, đầu năm 2021 sẽ cải tạo và mở rộng QL13, đoạn qua Thuận An kéo dài từ cổng chào Vĩnh Phú đến điểm giao đường Lê Hồng Phong, quy mô 8 làn xe, lộ giới 64m; dự kiến hoàn thành trước năm 2023. Ngoài QL13, hơn 4.000 tỉ đồng sẽ dành để mở rộng, xây dựng đường ĐT 743A, ĐT 743B với lộ giới 54m. Đường ĐT 743C và ĐT 746 sẽ được tăng lộ giới lên 42m. Đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường Vành đai 3 mở rộng lộ giới 50 – 70m. Trước năm 2025, 45km đường sắt, 11km Metro chạy qua Thuận An với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng dự kiến cũng sẽ được hoàn thành.
Thứ tư: Năm 2020, thị trường bất động sản TP.HCM khan hiếm nguồn hàng mới do ách tắc về pháp lý. Mặt khác, mặt bằng giá bất động sản tại TP.HCM đang được đẩy lên quá cao tới 200-300 triệu VNĐ/m2 tại quận 1, quận 2; 40-45 triệu VNĐ/m2 với căn hộ tại Nhà Bè, Bình Chánh, quận 12. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư đổ dồn về Bình Dương, đặc biệt là Thuận An, Dĩ An – nơi giáp TP.HCM và tiềm năng đầu tư còn lớn.
Thứ năm: Là “thủ phủ công nghiệp” của Việt Nam, Bình Dương hiện có hơn 50.000 chuyên gia sinh sống và làm việc trong 48 KCN với tổng diện tích lên đến hơn 10.000ha. Để mở rộng quy mô, Bình Dương cũng đang quy hoạch phát triển thêm 34 KCN với tổng diện tích 14.790ha. Dự tính khi hoàn thành, lượng chuyên gia làm việc tại Bình Dương có thể tăng lên 100.000 người. Đồng nghĩa với nhu cầu thuê căn hộ sẽ rất lớn. Hiện tại, nguồn cung căn hộ cao cấp cho các chuyên gia tại Bình Dương đang thiếu trầm trọng, chỉ đáp ứng được khoảng 6% nhu cầu.
bất động sản nam long, nam long, namlongvn
Bài viết liên quan:
Còn nhiều lực đẩy cho thị trường BĐS vùng ven tiếp tục tăng trưởng
Lộc Ninh Bình Phước vùng đất xanh cho nghĩ dưỡng
Thị trường bất động sản nghĩ dưỡng hiện nay
Vì sao nhiều nhà đầu tư chọn đất nền nghỉ dưỡng hơn là đất nền gần khu công nghiệp?
Khan hiếm nguồn cung bất động sản tại Bình Dương dẫn giá tăng
Triển khai dự án Trung tâm thương mại Go của Tập đoàn Central Retail tại Bến Cát